UBND TP HẢI DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổng truy cập: 2,030,564 (Hôm nay: 38 online: 09) Toàn huyện: 160,909,817 (Hôm nay: 359 online: 582) Đăng nhập

A: LỜI GIỚI THIỆU

        Trong các mặt đời sống của một dân tộc, của một đất nước thì ngôn ngữ gắn bó mật thiết hơn cả với văn hóa. Ngôn ngữ là một trong những nhân tố hợp thành quan trọng, góp phần làm nên cái nền tảng về giá trị, bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa dân tộc; bởi lẽ nó liên quan đến ý thức xã hội, ứng xử và giao tiếp xã hội, cũng như các kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của con người trong xã hội. Chính tiếng Việt, ở mặt nội dung ý nghĩa của nó, là nơi ghi lại, nơi phản ánh chủ yếu những tri thức, kinh nghiệm, những suy nghĩ, quan niệm v.v... từ ngàn đời của cha ông ta về mọi mặt của đời sống dân tộc, về tự nhiên và xã hội, về vũ trụ và con người.

        Cùng với quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiếng Việt cũng hình thành và phát triển, ngày nay đã trở thành một ngôn ngữ giàu và đẹp, phong phú và độc đáo; đó là một công cụ rất có hiệu lực trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều quan trọng nhất là mỗi chúng ta có ý thức sâu sắc về sự giàu đẹp của tiếng Việt, có tình cảm của người Việt Nam ta biết yêu và quý tiếng nói của dân tộc, nói rộng ra thì đó là ý thức và tình cảm đối với văn hóa dân tộc mình, đối với đất nước mình, nhân dân mình.

        Mỗi một dân tộc đều có tiếng nói riêng để tồn tại và phát triển, tiếng nói đó phải bắt nguồn từ tâm hồn của dân tộc. Tiếng Việt của dân tộc ta cũng vậy luôn được gìn giữ qua mọi thế hệ. Tôi có thể tự hào rằng tiếng Việt của chúng ta đủ phong phú  và đa dạng để mà giả thích bất kỳ từ ngữ nàp trong khi nhiều ngôn ngữ  khác, vì vấn đề ký tự mà buộc họ phải đọc  và viết khác đi. Nước Việt Nam thì tiếng Việt là ngôn ngữ toàn dân. Viết tiếng Việt là tự tôn dân tộc.

       Tiếng Việt ta là một tiếng hay, một thứ tiếng đẹp bởi nó luôn là tiếng nói để mọi người dân Việt Nam trò chuyện, tâm tình, giao lưu, bày tỏ tình cảm nỗi lòng. nhưng chúng ta đất nước ta ngày càng phát triển kéo theo sự hội nhập của các trào lưu văn hoá. Hiện nay thế hệ trẻ luôn đổi mới sáng tạo Tiếng Việt theo chiều hướng "Tây hoá " làm mất đi vẻ đẹp trong sáng của Tiếng Việt, chúng ta phải làm gì để bảo vệ Tiếng Việt.

          Học sinh phổ thông chỉ được học một số điều cơ bản về tiếng việt vì số giờ trong nhà trường có hạn, vì vậy những điều tinh tế trong thiếng vịêt, cái hay cái đẹp trong từ ngữ có nhiều tiềm ẩn các em chưa cảm thụ một cách sâu sắc lên việc sử dụng trong khi nói và viết tiếng việt còn hạn chế.

          Để góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt và nâng cao lòng yêu thích tiếng việt- thứ của cải vô cùng quý giá mà ông cha ta để lại. Với những yêu cầu như vậy, thư viện trường THCS Quyết Thắng muốn giới thiệu đến bạn đọc thư mục: "Thư mục Tiếng Việt" phục vụ cho việc dạy và học môn tiếng việt THCS.

          Hy vọng rằng các cuốn sách viết về tiếng việt là tài liệu tham khảo ứng dụng và giúp các em hiểu rõ hơn về tiếng việt qua đó các em sẽ yêu tiếng việt tiếng mẹ đẻ hơn nữa và đặc biệt quan trọng hơn là các em sẽ đọc và viết đúng tiếng việt để cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.

        Bản thư mục gồm 3 phần:

            A- Lời giới thiệu

          B- Nội dung các cuốn sách

        C- Bảng tra theo tên sách, tên tác giả

      Thư mục gồm 9 tên sách được sắp xếp theo thứ tự chữ cái của tên sách để bạn đọc tiện tra cứu. Thư mục biên soạn đã có sự cố gắng song không tránh khỏi thếu sót rất mong bạn đọc đóng góp ý kiến để thư mục sau được hoàn chỉnh hơn.

 

B- NỘI DUNG

1. ĐINH TRỌNG LẠC. 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng việt: / Đinh Trọng Lạc.- H.: Giáo Dục, 2003 .- 243tr.; 21 cm. SCD: TKV

Tóm tắt:

   Cuốn sách giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan cụ thể và rạch ròi từng bộ phận, là cuốn cẩm nang để dạy tốt môn văn – tiếng việt, là chìa khoá mở cánh cửa đi vào cảm thụ sang tạo ngôn ngữ nghệ thuật. Cuốn sách gồm hai chương

    Chương I: Các phương tiện tu từ tiếng việt.

    Chương II: Các biện pháp tu từ tiếng việt.

2. NGUYỄN KHÁNH NỒNG. Để viết đúng tiếng việt: / Nguyễn Khánh Nồng.- H.: Trẻ, 2006 .- 171tr.; 21 cm. SCD: TVS

 Tóm tắt:

       Cuốn sách hướng dẫn phát hiện phân tích lỗi câu riêng rẽ, cách phát hiện chữa lỗi trong văn bản nhằm giúp người viết tránh lỗi về câu khi viết văn. Hướng dẫn cách khai triển chủ đề bằng các câu theo một mô hình đoạn nhất định, các thao tác phân tích một đoạn văn. Cuốn sách gồm 5 chương

      Chương I: Chính tả và sửa lỗi chính tả.

      Chương II: Từ và cách dùng từ

      Chương III: Rèn luyện kỹ năng đặt câu

      Chương IV:Dấu câu

      Chương V: Đúng và sai trong việc đặt câu.

3. NGUYỄN KHÁNH NỒNG. Để viết tiếng việt thật hay: / Nguyễn Khánh Nồng.- H.: Trẻ, 2000 .- 157tr.; 21 cm.SCD: TKNV:00096 - 00100

 Tóm tắt:

      Với bố cục chặt chẽ, hợp lí nội dung minh bạch, đày đủ gồm những bào học cơ bản định hướng nâng cao được  minh hoạ rõ rang bằng những VD rễ hiểu thích hợp gồm kèm thưo những bài tập phương pháp toàn diện, hệ thống bài học phong phú đa dạng theo yêu cầu từ dễ đến khó nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Cuốn sách chia làm 5 chương:

      Chương I: Cách viết và triển khai  các câu trong đoạn văn – văn bản .

      Chương II: Rèn luyện kỹ năng, xây dựng đoạn văn một số cấu trúc đoạn văn.

      Chương III: Tạo lập văn bản.

      Chương IV: Phân tích và lĩnh hội nội dung văn bản

      Chương V: Mấy gợi ý về cách thức tiếp nhận.

4.NGUYỄN MINH THUYẾT. Thành phần câu tiếng việt: / Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Minh Hiệp .- H.: Giáo Dục, 2004.- 399 tr.; 21cm.SCD: TVS

 Tóm tắt:

 Tác giả khái quát quan điểm phương pháp trong và ngoài nước về ngữ pháp tiếng việt trên cơ sở đi đến kết luận định nghĩa thành phần câu, danh sách tiêu chí xác định thành phần câu, phép liên quan đến thành phần câu, áp dụng các thao tác phân tích, thành tố trực tiếp, xác định thành phần nòng cốt của câu, quy định nòng cốt của câu tìm được thành ngữ kiểu thuộc nòng cốt câu, xác định thành phần thứ yếu của câu.

5. TRỊNH MẠNH. Tiếng việt lí thú tập 3: / Trịnh Mạnh .- H.: Giáo Dục, 2005- 200tr.; 21cm. SCD: TVS

 Tóm tắt:

      Cuốn sách là tài liệu tham khảo gồm những mẩu chuyện, những kiến giải lí thú về tiếng việt và cách dùng tiếng việt nhằm nâng cao hiểu biết và cách sử dụng tiếng việt một cách nhẹ nhàng, dí dỏm chủ yếu phục vụ học sinh và giáo viên. . Cuốn sách chia làm 5 chương:

      Chương I: Những điều lí thú về một số thành ngữ, tục ngữ.

      Chương II: Những điều lí thú về một số danh từ đại từ.

      Chương III: Những điều lí thú về một số động từ, tính từ

      Chương IV: Những điều lí thú về một số từ, các từ loại khác và âm ngữ

      Chương V Những điều lí thú về thơ văn

6. TRỊNH MẠNH. Tiếng việt lí thú tập 1: / Trịnh Mạnh .- H.: Giáo Dục, 2005- 180tr.; 21cm. SCD: TVS

* Tóm tắt:

      Cuốn sách giúp các em học tốt hơn môn tiếng việt, cảm thụ được những cái hay cái đẹp trong từ ngữ tiếng việt một cách sâu sắc. Sách gồm các nội dung:

     Bác Hồ chọn từ khi nói  và viết

     Tìm hiểu nguồn gốc và nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ

     Những điều lí thú về một số danh từ đại từ.

     Những điều lí thú về một số động từ, tính từ

     Những điều lí thú về một số từ, các từ loại khác

     Những điều lí thú về ngữ âm – thơ ca – câu đối

7.Cao Xuân Hạo. Tiếng việt sơ khảo ngữ pháp chức năng: / Cao Xuân Hạo .- H.: Giáo Dục, 2004- 487tr.; 24cm.

* Tóm tắt:

Cuốn sách miê tả những vấn đề mấu chốt của ngành việt ngữ học, những đặc trưng ngoại hình học của tiếng việt, trình bày hệ thống nữ pháp tiếng việt một cách chân xác và giản dị hơn, lí giải được nhiều sự kiện hơn so với quan điểm đơn thuần, bao quát tất cả các vấn đề của tiếng việt. Cuốn sách gồm hai phần:

Phần I: Dẫn luận: nhằm cung cấp những tư liệu về tình hình chung của trào lưu ngữ pháp chức năng hiện nay.

Phần II: Nói về cấu trúc và nghĩa của câu trong tiếng việt.

8. Nguyễn Như Ý. Từ điển giải thích thành ngữ tiếng việt:/ Nguyễn Như Ý, Hoàng Văn Hành, Lê Xuân Thạo…-  H.: Giáo Dục, 1998- 731tr.; 21cm. SCD: TVS

* Tóm tắt:

     Từ điển giải thích thành ngữ tiếng việt thu thập và giải nghĩa những thành ngữ thong dụng trong sách báo và đời sống gio tiếp hang ngày của người Việt. Các thành ngữ được giải thích ngắn gọn, dễ hiểut có hệ thống, các yếu tố gốc Hán, các từ cổ địa phương, các từ điển khó hiểu trong thành phần cấu tạo thành ngữ đều có chú thích để người đọc hiểu sâu thêm nghĩa và nguồn gốc các thành ngữ.

 

9. Lê Biên. Từ loại tiếng việt hiện đại:/ Lê Biên .- H.: Giáo Dục, 1999.- 191tr.; 21cm.

*SCD: TVS

* Tóm tắt:

    Cuốn sách cung cấp một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản cần yếu nhất về từ loại tiếng việt, các vấn đề được trình bày tinh giảm, theo trình tự từng học trình, từng chương mục, chú trọng các lớp thực từ, các từ loại cơ bản. Những câu hỏi, bài tập mỗi bài học có tính chất gợi ý để người đọc có thể củng cố kiến thức, rèn luyện thêm về kỹ năng thực hành ngữ pháp, vận dụng ngôn ngữ linh hoạt.

C. BẢNG TRA THEO TÊN SÁCH, TÊN TÁC GIẢ

 

TT

TÊN SÁCH

TÊN TÁC GIẢ

SỐ TRANG

GHI CHÚ

1

99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng việt

Đinh Trọng Lạc

3

 

2

Để viết đúng tiếng việt

Nguyễn Khánh Nồng

3

 

3

Để viết tiếng việt thật hay

Nguyễn Khánh Nồng

4

 

4

Thành phần câu tiếng việt

Nguyễn Minh Thuyết

4

 

5

Tiếng việt lí thú tập 3

Trịnh Mạnh

5

 

6

Tiếng việt lí thú tập 1

Trịnh Mạnh

5

 

7

Tiếng việt sơ khảo ngữ pháp chức năng

Cao Xuân Hạo

6

 

8

Từ điển giải thích thành ngữ tiếng việt

Nguyễn Như Ý

6

 

9

Từ loại tiếng việt hiện đại

 

Lê Biên

7

 

D.LỜI KẾT THƯ MỤC

   Thư mục biên soạn đã có nhiều cố gắng xong không tránh khỏi thiếu sót  rất mong bạn đọc đóng góp ý kiến để bản thư mục sau được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                                Người biên soạn

                                                                                                            

                                                                                                               Nguyễn Thị Xinh

 

 

 

 

      

 

 

 

 

 

                                                                            

 

 

 

 

 

 

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
12345678910...

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HẢI DƯƠNG
Trưởng ban biên tập: Lê Thị Mỹ Phương- Trưởng phòng GD&ĐT
Địa chỉ: Số 106- Trần Hưng Đạo- TP Hải Dương | ĐT: (0320) 3853 711 | Website: tphaiduong.haiduong.edu.vn | Email: haiduong@haiduong.edu.vn
Đăng nhập